Những điều sau đây dù cũ hay mới cũng sẽ tác động đến việc đẩy top website của bạn.
Thuật toán xếp hạng của Google được xây dựng trên nguyên tắc giải quyết vấn đề của người dùng. Đó là lý do vì sao có rất nhiều featured snippet, carousel, kết quả tìm kiếm dựa trên local … và còn rất nhiều định dạng thông tin khác. Việc nắm bắt cách Google hiểu người dùng và đáp ứng thông tin phù hợp truy vấn sẽ giúp bạn có một chiến lược nội dung phù hợp. Sau đây là những “sự thật ngầm hiểu” được xây dựng trên các bằng sáng chế và tài liệu nghiên cứu được công bố bởi Google.
Nội dung trong bài viết
Sự thật 1: Đa số truy vấn không có insight cụ thể
Một trong những vấn đề khi xác định nhu cầu tìm kiếm là đa số truy vấn tìm kiếm không có insight cụ thể (nhiều insight). Google xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra kết quả ứng với nhu cầu số đông trước. Ví dụ, trong một Nghiên cứu về cách phân loại kênh Youtube tự động, bài nghiên cứu cho thấy vai trò của nhu cầu tìm kiếm của người dùng trong việc lựa chọn đưa ra kết quả. Trong đoạn trích sau đây khi đề cập đến entity (thực thể) thường sẽ nghĩ đến là một người (có thể là tổ chức hoặc vật thể).
A mapping from names to entities has been built by analyzing Google Search logs, and, in particular, by analyzing the web queries people are using to get to the Wikipedia article for a given entity… For instance, this table maps the name Jaguar to the entity Jaguar car with a probability of around 45 % and to the entity Jaguar animal with a probability of around 35%.
Nghiên cứu về cách phân loại kênh Youtube tự động
Nghiên cứu cho thấy 45% người tìm kiếm Jaguar đang tìm một thương hiệu ô tô và 35% tìm con báo. Đó chính là nhu cầu tìm kiếm người dùng.
Nếu bạn tìm “jaguar” trên Google sẽ thấy kết quả liên quan đến ôtô sẽ xếp hạng cao hơn so với động vật bởi số lượng người tìm kiếm ô tô cao hơn nhiều so với con báo. Đấy là ví dụ ở nước ngoài thế còn VN thì sao? Nếu bạn tìm từ “Quảng cáo” bạn sẽ nhận được 1 loạt video youtube quảng cáo cho bé ăn ngon. Đó chính là user intent!
Sự thật 2: Kết quả tìm kiếm được sắp xếp theo user intent
Dù cho bao nhiêu backlink trỏ về website của bạn – là một agency quảng cáo trong trường hợp này cũng như muối bỏ biển. Link trỏ về vẫn có vai trò riêng của nó trong trò chơi xếp hạng nhưng nó KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ. Việc đẩy top một agency quảng cáo trong trường hợp này đơn giản là không thể bởi user intent quá rõ ràng trong trường hợp này và bạn không đáp ứng được điều đó.
Sự thật 3: Link không phải là tất cả
Việc lên top tìm kiếm hiện tại không chỉ là vấn đề đọ link, các thẻ meta hay độ liên quan của nội dung. Tất cả những điều trên (và còn nhiều yếu tố xếp hạng khác) đều quan trọng nhưng trải nghiệm của mình thì hành vi người dùng mới là quan trọng nhất – quyết định những gì sẽ được rank top.
Điều đó có nghĩa là khi người dùng cần tìm kiếm thông tin mà bạn muốn đẩy top 1 trang dịch vụ/ sản phẩm đơn giản là không thể (trong trường hợp toàn bộ top là info) – không cần biết có bao nhiêu backlink xịn xò trỏ về trang đích mà bạn muốn SEO.
Hãy tìm hiểu nội dung có thể thỏa mãn người tìm kiếm
Đạt được sự thỏa mãn của người tìm kiếm rõ ràng là một mục tiêu chuẩn nhất. “Hãy đáp ứng những nhu cầu thực sự” là điều mà tôi muốn nói ở đây. Đừng chế cháo bịa đặt, áp dụng kinh nghiệm cá nhân khi nghiên cứu user intent.
Cách để nghiên cứu tốt nhất chính là cầm từ khóa đi tìm kiếm và xem cách mà Google sắp xếp thứ hạng sau đó tập trung vào nội dung hàng đầu, thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm tốt nhất.
- Google cho những nội dung ngắn lên top? – Điều này đồng nghĩa người dùng muốn câu trả lời ngắn gọn nhất có thể.
- Google cho những nội dung tổng quan lên top? – Người tìm kiếm đang ở mức độ tìm hiểu sơ đẳng về vấn đề đó.
- Nội dung rank top có chứa review? – Họ đang trong giai đoạn nghiên cứu và Google xác định những nội dung “mang tính nghiên cứu” sẽ thỏa mãn họ.
- Google trả kết quả toàn toplist? – Người dùng đang tìm kiếm “các”.
Khi bạn nắm được những điều trên, bạn sẽ dễ dàng lên được một chiến lược content dẩy top phù hợp với nhu cầu tìm kiếm nhất.
Sự thật 4: Kết quả tìm kiếm có sự thiên vị?
Kết quả tìm kiếm có thể có video YouTube, featured snippet … không có nghĩa là Google thiên vị với YouTube. Chỉ đơn giản là người dùng thấy xem video có ích hơn với họ. Đó thực chất là sự phản ánh nhu cầu của người dùng giống như ví dụ về từ khóa “quảng cáo” ở Sự thật 1.
Vậy nếu người dùng có xu hướng click vào video, bạn biết mình phải sản xuất định dạng nội dung gì chưa?
Sự thật 5: Tụt hạng đôi khi liên quan đến user intent
Đôi khi từ khóa sẽ tụt top bởi sự thay đổi về user intent. Ví dụ: Năm 2019 bạn có 1 cửa hàng tạp hóa và đang rank top từ khóa “corona” với nghĩa là “bia corona” thì từ năm 2020 trở đi chỉ còn bóng dáng của tin tức cập nhật về tình hình “corona” với nghĩa là “corona virus”.
Trang đích của bạn vẫn tốt, chỉ có user intent là thay đổi mà thôi. Việc cố gắng đẩy top bằng mọi cách đơn giản là không được bởi “bạn không thể sửa những thứ không hỏng”. Vì vậy, nghiên cứu sự thay đổi trong xếp hạng khi website bị tụt top là điều đầu tiên nên làm, đơn giản vì có gì hỏng đâu mà sửa. Nếu thấy có sự thay đổi rank top bởi Google nhận diện lại user intent thì bạn nên phân tích lại nội dung sau đó tối ưu lại theo user intent tại thời điểm đó. Tôi gọi đây là “Lý thuyết về sự phù hợp” bởi đôi khi Google nhận diện lại user intent dẫn đến xáo trộn mạnh (đặc biệt với ngôn ngữ Tiếng Việt). “Lý thuyết về sự phù hợp” sẽ có một bài viết khác nói sâu hơn về nó.
Thuyết âm mưu
Tôi cũng từng cho rằng Google bán quảng cáo nên thỉnh thoảng muốn khè anh em SEOer tí và làm cho các doanh nghiệp không ngừng đổ tiền vào Ads nhưng càng nghiên cứu về SEO thì lại thấy điều đó không đúng. Bạn có thể tin rằng Google thích trêu ngươi bạn như thế và vĩnh viễn không bao giờ tìm ra lý do mất top – OK.
Sự thật 6: Dữ liệu về click giúp xác định user intent
Đây là một bằng sáng chế của Google mô tả việc sử dụng dữ liệu click để xác định nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Thay đổi xếp hạng tìm kiếm dựa trên phản hồi người dùng một cách “ngầm hiểu”
“Internet search engines aim to identify documents or other items that are relevant to a user’s needs and to present the documents or items in a manner that is most useful to the user. Such activity often involves a fair amount of mind-reading—inferring from various clues what the user wants.
…user reactions to particular search results or search result lists may be gauged, so that results on which users often click will receive a higher ranking. The general assumption under such an approach is that searching users are often the best judges of relevance, so that if they select a particular search result, it is likely to be relevant, or at least more relevant than the presented alternatives.”
Thay đổi xếp hạng tìm kiếm dựa trên phản hồi người dùng một cách “ngầm hiểu”
Việc hiểu user intent đối với các công cụ tìm kiếm nói chung và Google nói riêng là vô cùng quan trọng. Người dùng sẽ tiếp tục sử dụng công cụ tìm kiếm khi và chỉ khi nó đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm. Google và các công vụ tìm kiếm khác đã phát triển rất nhiều công cụ/ phương pháp để đo đếm sự thỏa mãn của người tìm kiếm (đặc biệt cho phiên bản di động).
Google có thiên vị với các thương hiệu lớn không?
Một số người (trong đó đã từng có tôi) tin rằng Google có sự thiên vị với các thương hiệu lớn. Khi bạn hiểu hơn về cách mà Google thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thì bạn sẽ hiểu vì sao các thương hiệu lớn thường xuất hiện hàng đầu bởi đó là những gì người dùng muốn.
Để thay đổi điều này bạn cần lên kế hoạch đánh những key nhắm đến nhóm “awareness” và người dùng bắt đầu biết đến thương hiệu của bạn. Khi khách hàng đi qua bước “awareness” và bạn cung cấp đầy đủ thông tin chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trong truy vấn ở bước “desire”.
Tóm lại
Hãy hiểu kết quả tìm kiếm
Top 10 không được xếp hạng chỉ bởi onpage hay nhiều link, user intent đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Cung cấp nội dung dựa trên nhu cầu tìm kiếm thực sự
Hãy hiểu người tìm kiếm cần câu trả lời cho cái gì và tập trung giải quyết vấn đề đó.
Hiểu về sự phổ biến của nội dung
Hãy cung cấp nội dung dễ hiểu nhất có thể (tôi hay gọi là nội dung “óc chó”) để đa số có thể giải quyết nhu cầu của họ.
Google giờ đây không còn là cỗ máy đếm từ khóa nữa – nhớ đấy.